Báo Giá TOP 5 Phần Mềm Giao Việc Quản Lý Hiệu Qủa Nhất Hiện Nay

1. Phần Mềm Giao Việc FTTM

  • Website: https://fastdo.vn/
  • Gía: Từ 1.000.000 đồng/ tháng cho toàn bộ hệ thống quản trị

FTTM là phần mềm quản trị doanh nghiệp tích hợp quản lý công việc. Do đó, FTTM của Fastdo rất phù hợp cho các doanh nghiệp mong muốn quản lý nhân sự, truyền thông nội bộ, mục tiêu doanh nghiệp,… và hỗ trợ công việc nhân sự trên duy nhất một nền tảng. Chức năng quản trị công việc tại FTTM kết hợp của 3 tính năng lớn: F-OKRs (quản trị mục tiêu), F-TODOLIST (tạo, quản lý, thống kê công việc hằng ngày) và Timeline công việc. Tích hợp tính năng ghi nhận, xếp hạng nhân sự, FTTM là “trợ lý công việc” hoàn hảo mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua.

phần mềm quản lý công việc
Thống kế Todolist hàng ngày, hàng tuần trên phần mềm FTTM
  • Ưu điểm:
    • Hỗ trợ đánh giá mức độ ưu tiên, thời lượng dành cho từng đầu việc.
    • Liên kết cả mục tiêu và công việc để đảm bảo không bị chệch hướng, lãng phí thời gian.
    • Tự động cập nhật tiến độ Todolist, mục tiêu, giúp nhà quản lý và nhân sự nắm bắt được tiến trình và tỷ lệ hoàn thành mục tiêu.
    • Dễ sử dụng, phù hợp để quản lý nhân sự của cả một doanh nghiệp.
    • Kết hợp cả ghi nhận những nhân sự có kết quả công việc tốt.
  • Nhược điểm:
    • Chưa phù hợp với các doanh nghiệp startup với khoảng 3-4 nhân sự (khá lãng phí).

2. Phần Mềm Quản Lý, Theo Dõi Công Việc Trello

  • Website: https://trello.com/
  • Giá: Có phiên bản miễn phí, phiên bản trả phí từ $9.99/người/tháng.

Trello là phần mềm quản lý công việc nước ngoài, thiết kế theo mô hình Kanban (dạng bảng). Giao diện Trello khá tối giản, chủ yếu sử dụng cột và phương thức kéo thả. Với một vài thao tác đơn giản, quản lý dự án hoặc cá nhân đã có thể tạo ra một bảng phân công, giao việc, hoặc quản lý tiến trình công việc khá hiệu quả. Ví dụ điển hình với 3 cột Todo, doing và done. Tuy nhiên, Trello không phải là phần mềm quá chuyên nghiệp. Bởi Trello thiếu khá nhiều tính năng của một phần mềm quản lý công việc cơ bản. Đặc biệt, Trello sẽ phù hợp áp dụng đối với các doanh nghiệp thường làm việc theo Team 3 – 10 người hơn là nhóm lớn.

phần mềm quản lý công việc
Giao diện phần mềm quản trị công việc Trello
  • Ưu điểm:
    • Dễ dàng thực hiện, thay đổi linh hoạt.
    • Thiết kế tối giản nhất trong các phần mềm.
    • Tương tác, trao đổi, đính kèm tài liệu gắn liền với công việc nhanh chóng.
    • Có phiên bản web và Mobile app trên Androi và IOS.
  • Nhược điểm:
    • Tính năng tương tác – trao đổi trên công việc chưa cao.
    • Không cung cấp các báo cáo tổng quan, chi tiết về tiến độ công việc.
    • Chủ yếu làm bằng thủ công – kéo thả, chưa áp dụng tự động hoá.

3. Phần Mềm Theo Dõi Công Việc Wrike

  • Website: https://www.wrike.com/

Cái tên cuối cùng cũng là cái tên khá quen mặt – phần mềm quản lý công việc Wrike. Đây là phần mềm nước ngoài, là tối tác của hơn 20.000 đơn vị doanh nghiệp trên toàn thế giới. Một số cái tên nổi bật như Hootsuite, L’Oreal, Western Union và Fitbit,… Hiện Wrike có bản miễn phí, bản Professional $9.80/ người dùng/ tháng và Business $24.80/ người dùng/ tháng. Tuỳ theo số tiền mà các tính năng ưu việt của Wrike cũng sẽ được nâng cấp dần dần.

Cũng như các phần mềm đã giới thiệu phía trên, Wrike cung cấp đầy đủ những tính năng cơ bản để quản lý công việc và dự án của đội nhóm. Wrike cung cấp thông tin quản lý công việc qua bảng Kanban, biểu đồ Gantt.

Bộ giải pháp quản trị công việc Wrike
  • Ưu điểm:
    • Có thể quản lý nhiều dự án, nhiều nhóm cùng lúc.
    • Có khả năng kết hợp với nhiều phần mềm quản trị khác.
    • Hỗ trợ tốt cho work from home.
  • Nhược điểm:
    • Cộng đồng người dùng trên thế giới đánh giá là việc chăm sóc khách hàng chưa thực sự tốt.
    • Hiện Wrike chưa có ngôn ngữ tiếng Việt.

4. Công Cụ Quản Lý Công Việc Basewework

  • Website: https://base.vn/wework
  • Gía: Liên hệ để nhận báo giá trực tiếp

Basewework là bộ tính năng khá nổi bật của phần mềm Base.vn. Có thể nói, đây là một phần mềm quản lý công việc điển hình với bộ tính năng đầy đủ: cộng tác, lập kế hoạch, báo cáo… Giao diện đơn giản, khá hiện đại với các tuỳ chọn cực kỳ linh hoạt. Trong khi các phần mềm khác có duy nhất một giao diện hiển thị được cài đặt sẵn, Basewework cho phép người dùng tuy chọn hình thức hiển thị theo mong muốn. Ngoài ra, các bước để lên list công việc theo dự án, hay theo ngày của phần mềm này cũng khá đơn giản.

  • Ưu điểm:
    • Khởi tạo danh sách công việc nhanh chóng dễ dàng, tính năng nhân bản dự án mẫu cực tiện lợi.
    • Wework có nhiều loại hình báo cáo: theo dự án, theo phòng ban hoặc theo workload của từng nhân sự.
  • Nhược điểm:
    • Tuy nhiều loại hình báo cáo công việc, chúng vẫn nằm ở mức rất cơ bản, đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của người quản lý công việc.
    • Chưa đáp ứng được tính năng phân bổ công việc cho người phụ trách
    • Chưa hỗ trợ cân đối thời gian xử lý công việc cho nhân sự.

5. Công Cụ Quản Lý Công Việc Asana

  • Website: https://asana.com/
  • Gía: Bản nâng cấp có giá 9.99$/ người dùng/ tháng. 

Tương tự Trello, Asana cũng là phần mềm quản lý công việc nước ngoài, được đánh giá khá tốt tại thị trường Việt. Như FTTM, Asana cũng hỗ trợ sắp xếp mức độ ưu tiên và thời gian hoàn thành công việc theo tầm quan trọng. Phiên bản miễn phí của Asana cho phép một đội nhóm dưới 15 người sử dụng. Nếu số thành viên lớn hơn, doanh nghiệp phải dùng 

Hiện Asana có cả giao diện web và mobile app. Đặc biệt, Asana còn chuyên môn hoá các giải pháp quản lý công việc theo từng bộ phận như Marketing, Sales, khối vận hành và sản phẩm.

Công cụ quản lý công việc Asana
  • Ưu điểm:
    • Giao diện của Asana khá khoa học và đầy đủ thông tin.
    • Danh sách, phân chia công việc theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, giúp người quản lý dễ dàng theo dõi được tổng thể dự án.
    • Báo cáo trực quan, cập nhật theo thời gian thực.
  • Nhược điểm:
    • Để được sử dụng trọn vẹn các tính năng của Asana, các doanh nghiệp đông nhân sự sẽ phải chịu một mức phí khá cao so với các phần mềm khác cùng chức năng của Việt Nam.
    • Chỉ có phiên bản tiếng Anh.
    • Phần mềm giúp tổ chức công việc và kết nối đội nhóm chặt chẽ, hiệu quả.

Mỗi phần mềm quản lý công việc đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nhà điều hành nên lựa chọn dựa trên nhu cầu doanh nghiệp mà mức ngân sách đầu tư. Chúc các doanh nghiệp số hoá thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *